Quạt tản nhiệt CPU BOX INTEL Socket
Quạt tản nhiệt CPU BOX INTEL Socket
Quy tắc hoạt động của tản nhiệt khí
Tản nhiệt thì có rất nhiều loại, phổ biến nhất là tản nhiệt khí, cao cấp hơn thì là tản nhiệt nước. Ngoài ra còn có tản nhiệt bằng ni-tơ lỏng, tuy nhiên cái này chỉ dành để đua ép xung chứ sử dụng hằng này thì không được tiện cho lắm. Tản nhiệt khí phổ biến nhất là vì giá thành rẻ, cấu tạo đơn giản nhưng hiệu quả cũng như không đòi hỏi nhiều kỹ thuật trong quá trình lắp đặt. Ngoài ra việc Intel và AMD kèm theo tản nhiệt khí (stock) theo hầu hết các dòng CPU của mình cũng góp một phần cho sự phổ biến của loại tản nhiệt này.
Để minh hoạ thì mình sẽ dùng tản nhiệt stock của CPUake. Tất cả các tản nhiệt khí đều sẽ có cấu tạo cơ bản như thế này, tuy nhiên chất liệu, thiết kế của các lá tản nhiệt cũng như kích thước sẽ có sự khác biệt.
Cấu tạo của tản nhiệt khí sẽ gồm có 3 phần chính: phần chân để cắm vào bo mạch, khối tản nhiệt và cuối cùng là quạt.Đây là tản nhiệt dành cho CPU Intel nên bạn sẽ thấy 4 cái chân cắm, mỗi chân sẽ có một cái lẫy khoá. Những lẫy này giúp bạn gắn chặt tản nhiệt vào mainboard và áp sát CPU. Các tản nhiệt khí loại lớn và nặng còn có thêm backplate (tấm đệm phía sau bằng nhựa hoặc kim loại) để tăng thêm độ cố định và tránh tình trạng cong bo mạch.
Quạt tản nhiệt CPU BOX INTEL Socket
Để dẫn nhiệt lên các lá nhôm, tản Intel (trái) dùng một lõi đồng trong khi tản AMD (phải) dùng các ống dẫn nhiệt đồng
Khối tản nhiệt của tản nhiệt được làm bằng kim loại: lõi đồng và các lá tản nhiệt bằng nhôm. Phần đế tiếp xúc với CPU được làm bằng đồng sẽ dẫn nhiệt ra các lá nhôm, tăng tối đa diện tích bề mặt tản nhiệt. Diện tích bề mặt càng nhiều thì nhiệt lượng sẽ dễ phân tán ra ngoài không khí hơn, giúp CPU mát hơn. Đối với trường hợp của bộ tản nhiệt thì thiết kế khá đơn giản chỉ với một lõi đồng, tuy nhiên ở tản của của CPU AMD và các tản hiệu năng cao thì nhà sản xuất thường sử dụng các ống dẫn nhiệt (heat pipe) để tăng tối đa hiệu quả (ảnh tản nhiệt AMD) Nếu các bạn chú ý trong hình thì sẽ thấy có một lớp màu trắng, đó là kem tản nhiệt. Loại kem này giúp loại bỏ không khí giữa heatsink của CPU và của tản nhiệt, giúp nhiệt lượng được truyền đi một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là việc sử dụng quá nhiều kem tản nhiệt sẽ gây phản tác dụng vì dù nó dẫn nhiệt tốt hơn không khí, nó vẫn kém hơn kim loại (nhôm/đồng). Về cơ bản, sự khác biệt giữa tản nhiệt stock và các tản nhiệt khí cao cấp đó là diện tích bề mặt tiếp xúc với môi trường. Các tản nhiệt khí cao cấp sẽ có kích thước lớn hơn, nhiều lá tản nhiệt hơn và từ đó hiệu quả cũng cao hơn. Một số bộ tản nhiệt ngoại cỡ, với các lá tản nhiệt chia thành 2 trụ kép thì bạn thậm chí cũng chẳng cần quạt thổi nếu thùng máy đối lưu không khí tốt.
Quạt tản nhiệt CPU BOX INTEL Socket
Quạt tản nhiệt CPU BOX INTEL Socket
Phần cuối cùng là quạt, tạo luồng gió làm mát các lá tản nhiệt và phân tán nhiệt lượng ra không khí. Những tản nhiệt kích thước nhỏ, chẳng hạn như tản nhiệt stock của Intel Skylake trong hình thì gió sẽ thổi từ trên xuống. Còn ở những dòng tản nhiệt trụ kích thước lớn, kiểu quạt thổi ngang được ưu ái vì cho phép sử dụng quạt đường kính lớn và nhiều quạt (2-3 cái, thiết lập theo kiểu hút-đẩy). Quạt lớn sẽ có ưu điểm ngay cả ở tốc độ quay chậm thì gió tạo ra vẫn nhiều hơn quạt đường kính nhỏ, cũng như bớt ồn hơn. Ngoài ra thì số lượng đầu pin cấp nguồn cũng quyết định là tốc độ quạt có thể điều chỉnh bằng tính năng PWM (4 pin) hoặc không (3 pin).